Hướng dẫn 6 bước thi công dỡ bỏ tường ngăn nới rộng nhà

Hanh Lai – homify Hanh Lai – homify
homify Dapur Modern
Loading admin actions …

Thiết kế nhà điển hình ở phương Tây vào thế kỉ trước là những căn phòng tách biệt được nối với nhau bằng hành lang hẹp và dài, mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những căn dinh thự được xây bởi người Pháp ở Việt Nam. Tuy vậy, thiết kế nhà hiện đại đã mở ra những yêu cầu mới về kiến trúc: 1 gia đình chỉ còn 2-4 người, không yêu cầu chia phòng quá nhiều, cùng với diện tích đất sinh hoạt ngày càng thu hẹp thì những không gian mở lại được yêu thích hơn. Những không gian mở 3 trong 1 kết hợp phòng khách, nhà bếp và phòng ăn là điển hình của kiểu thiết kế này.

Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu thiết kế mở không chỉ xuất hiện ở những công trình xây mới, mà những căn nhà được xây theo kiểu cũ cũng muốn cải tạo lại căn nhà của mình để mở rộng không gian. Quá trình dỡ bỏ tường ngăn gồm 6 bước dưới dây. 

1. Xác định tường chịu lực hay tường không chịu lực

Trong 1 căn nhà, có 2 loại tường chia theo chức năng là tường chịu lực (chịu khối lượng của công trình) và tường không chịu lực (chỉ có chức năng ngăn phòng). Việc xác định tường chịu lực là rất quan trọng trong quá trình cải tạo nhà, bởi nếu bạn sơ ý tác động đến tường chịu lực của căn nhà, kết cấu chịu lực sẽ bị phá vỡ, dẫn đến khả năng sập rất cao. Bởi vậy, trước khi tiến hành dỡ bỏ bất kì bức tường nào, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng bản vẽ kĩ thuật của công trình để chắc chắn về chức năng của bức tường.

Ngoài ra, nếu bạn không có bản vẽ kĩ thuật, tường chịu lực có thể được nhận biết dựa vào vị trí của bức tường, vị trí trong nhà cao tầng, độ dày của tường, vật liệu xây dựng và vị trí so với dầm, xà. Để hiểu rõ hơn chi tiết, bạn hãy đọc thêm 6 bước để nhận biết tường chịu lực

2. Xác định kĩ thuật dỡ bỏ tường

Kĩ thuật dỡ bỏ tường ngăn sẽ phụ thuộc vào cách xây tường và vật liệu. Ví dụ như tường thạch cao sẽ có thời gian thi công dỡ bỏ nhanh, đơn giản hơn tường gạch kiên cố. Bởi vậy, bạn cần xác định kĩ thuật thi công để chuẩn bị che phủ đồ đạc, di chuyển nội thất cần thiết.

3. Đừng quên đường điện và đường ống

Trong cải tạo nhà, việc hiểu rõ thiết kế kĩ thuật của căn nhà là rất quan trọng. Không chỉ xác định chức năng của tường để hạn chế rủi ro đến kết cấu, mà bạn cũng cần biết rõ về đường điện cũng như đường ống nước đặt trong các bức tường của nhà mình. Trong trường hợp việc dỡ bỏ tường ngăn dẫn đến thay đổi đường điện hay đường nước trong nhà, bạn cần lưu ý ngắt điện và ngắt nước trước khi thi công. 

4. Thi công

homify Dapur Modern

Sau các bước chuẩn bị, chúng ta đã có thể tự tin thực hiện việc dỡ bỏ tường ngăn. Nếu bạn tự thi công, hãy chú ý đến các biện pháp bảo hộ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình khỏi các dụng cụ nguy hiểm, các mảnh vỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của 1-2 người thợ để đảm bảo chắc chắn quá trình thi công sẽ diễn ra suôn sẻ. 

Xem thêm: 5 gợi ý mở rộng không gian cho căn hộ nhỏ dưới 40m2

5. Các hạng mục phụ trợ

homify Ruang Keluarga Klasik

Bên cạnh việc dỡ bỏ tường ngăn, bạn có thể cân nhắc đến các loại cửa trượt để đóng không gian khi cần thiết. Các loại cửa trượt có thể giấu gọn ở trong tường, dễ dàng vận hành, lại có rất nhiều mẫu mã đẹp mắt. Tham khảo thêm tại 10 mẫu cửa trượt, cửa lùa vừa đẹp vừa tiết kiệm không gian cho nhà bạn.

6. Dọn dẹp

Sau mỗi quá trình cải tạo nhà, bạn cần dọn dẹp lại để căn nhà có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Bạn hãy tìm kiếm nơi thích hợp cho rác thải xây dựng ở gần nhà mình bởi gạch, đá, cát thường không thích hợp để thải ra nơi tập trung rác thải thông thường. Sau đó, đừng quên kiểm tra lại các mảnh vỡ có thể còn rơi rớt trong quá trình thi công, sắp xếp lại nội thất và tận hưởng 1 không gian mới mẻ của nhà mình.

Butuh bantuan dengan projek Anda?
Hubungi kami!

Sorotan dari majalah