Loại bỏ ẩm mốc trong nhà: Mọi điều bạn cần biết

Như Ngô – homify Như Ngô – homify
Private Interior Design Project - Apartment Vila Sol Palmyra, Simple Taste Interiors Simple Taste Interiors Balkon, Beranda & Teras Klasik
Loading admin actions …

Lúc nào cũng vậy, ngôi nhà mới luôn là ngôi nhà hoàn hảo. Thế nhưng, theo thời gian, có rất nhiều vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn và mọi thứ trở thành một cơn ác mộng thật sự. Một trong những điều không may làm đau đầu rất nhiều người trong chúng ta là trường hợp ẩm hoặc nấm mốc – do xây dựng không tốt hoặc vì ngôi nhà nằm ở khu vực ẩm ướt hoặc đã trở nên quá cũ kĩ. Dù vấn đề là gì, việc độ ẩm cao quá mức có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, thậm chí cả những nguy cơ về sức khoẻ.

Sự xuất hiện của hơi ẩm có thể nhận thấy rõ ràng nhất thông qua sự hiện diện của các đốm mốc hoặc bào tử nấm. Điều này sẽ gây ra những vấn đề về hô hấp. Nấm mốc cũng có thể len lỏi vào đồ nội thất và quần áo, và mang đến một mối hiểm họa khôn lường đe dọa đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong nhà. Hãy tham khảo các hướng dẫn hữu ích này của chúng tôi để tìm ra giải pháp giúp bạn giải quyết mối nguy này. Bạn càng sớm tìm ra được nguyên nhân, bạn càng sớm khắc phục được vấn đề.

Nào hãy cùng đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

homify

Trường hợp 1: Độ ẩm do sự ngưng tụ hơi nước

Độ ẩm có thể là một vấn đề phổ biến thường xuất hiện trong những ngôi nhà cũ kĩ lâu năm. Ẩm mốc xuất hiện khi hơi nước trong nhà không bốc hơi hết được và ngưng tụ hình thành nên những đốm đen. Bạn có thể nhìn thấy nó xuất hiện ở các góc tường dưới dạng những đốm màu nâu nhạt hoặc đen.

Hơi nước được tạo ra trong quá trình chúng ta thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; chẳng hạn như nấu ăn và tắm rửa, đặc biệt việc phơi khô quần áo trong nhà cũng có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Hay chọn lựa sai cây trồng cho nội thất cũng có thể khiến độ ẩm tăng cao, và còn ti tỉ những khác nữa có thể đều là nguồn cơn của vấn đề. Nếu khả năng thông gió của ngôi nhà kém, và nhiệt độ của tường thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường xung quanh, hoặc độ ẩm bên ngoài quá cao khiến hơi nước trong nhà không thể bốc hơi được đều sẽ trở thành nguyên nhân hình thành nên các vết bẩn.

Cách 1: Kiểm soát độ ẩm với thiết bị phù hợp

Dĩ nhiên chúng ta sẽ ngay lập tức nhận ra ngôi nhà đang trong tình trạng ẩm ướt khi nhìn thấy những bức tường rỉ nước, nhưng chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên vấn đề

Để ngôi nhà của bạn luôn hoạt động tốt trong mọi hoàn cảnh thời tiết, tốt nhất là nên kiểm soát nhiệt độ trong nhà của bạn bằng cách cài đặt một cảm biến độ ẩm xung quanh nhà. Chúng có thể được tích hợp với hệ thống điều hòa không khí, hoặc thậm chí với máy hút ẩm, được kích hoạt khi độ ẩm vượt mức độ cảnh báo. Nhưng nếu tình hình tài chính của bạn không cho phép lắp đặt những thiết bị đắt tiền như thế, bạn có thể chọn nhiệt kế độ ẩm đơn giản hoặc một nhiệt kế độ ẩm cảm biến. Giá thành của chúng rẻ hơn rất nhiều và bạn còn có thể lựa chọn kiểu dáng theo ý mình. Các thiết bị hữu ích này sẽ giúp bạn theo dõi môi trường xung quanh nhà mà không cần phải đi ra ngoài.

Cách 2: Mở rộng các cửa sổ

Hãy mở tung cửa sổ! Bạn nên mở hết những cánh cửa sổ trong nhà mình, nếu cảm thấy vẫn chưa đủ thì hãy cân nhắc đến việc lắp đặt thêm hoặc tạo thêm những lỗ thông hơi. Và nếu bạn đang xây dựng nhà thì nhớ đừng quên thêm vào thật nhiều cửa sổ trong không gian sống của bạn. Ngoài việc là hình thức thông gió tự nhiên nhất, cửa sổ còn mang ánh sáng mặt trời vào nhà nhằm ngăn ngừa sự hình thành và sự phát triển của nấm mốc.

Cách 3: Lắp đặt ống hút khói

Ống hút khói trong nhà bếp là một phương pháp cổ điển để ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi ẩm trong nhà bếp. Đừng bao giờ quên sử dụng giải pháp này nếu bạn cần ngăn ngừa sự gia tăng độ ẩm trong nhà, và nếu bếp nhà bạn chưa có, hãy bắt đầu tìm ngay bây giờ.

Phòng tắm là nơi độ ẩm ngưng tụ mạnh nhất. Nếu tường của bạn xuất hiện những giọt nước li ti, ngay cả khi đã có một cửa sổ, bạn nên nghĩ đến việc mua một máy hút nước hoặc quạt. Hoặc bạn cũng có thể xem xét việc sử dụng máy hút ẩm làm giải pháp. Nhưng bạn nên hiểu nó không thể giải quyết vấn đề một cách lâu dài.

Nếu toàn bộ ngôi nhà có độ ẩm quá cao hãy chọn một giải pháp toàn diện. Ngày nay trên thị trường có các thiết bị có khả năng thông gió cực kì hiệu quả hoạt động dựa trên việc thu thập thông số độ ẩm trong nhà. Loại máy này lấy không khí lạnh từ bên ngoài và làm nóng trước khi bơm vào bên trong căn phòng, hơi nóng tăng quá mức sẽ  tạo áp lực cao khiến không khí ẩm thoát ra ngoài. Đây không phải là một giải pháp giá rẻ, nhưng sự hiệu quả mà nó mang lại rất đáng để bạn đầu tư

Cách 4: Lắp đặt các máy điều hòa nhiệt độ thế hệ mới

Ngày nay có rất nhiều hệ thống điều hòa không khí tích hợp cả hai chế độ sưởi ấm và làm ẩm. Điều này có nghĩa là các chức năng kiểm soát nhiệt độ và kiểm soát độ ẩm dư thừa đều có mặt trong cùng một thiết bị duy nhất, đều này giúp hóa đơn tiền điện của bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ.

Cách 5: Vật liệu cách nhiệt

Cách nhiệt là một giải pháp cần thiết để ngăn ngừa không khí ẩm bên ngoài xâm nhập vào nhà bạn. Không những thế nó còn giúp ngăn sự thất thoát của không khí nóng và khô do máy sưởi tỏa ra, giữ nhiệt độ bên trong nhà luôn ở mức ổn định để tránh hiện tượng ngưng tụ hơi nước. Có rất nhiều vật liệu cách nhiệt và ngày nay bạn thậm chí không cần đặt bên trong các bức tường vì nó có thể được lắp đặt ngay bên ngoài ngôi nhà của bạn

Bạn cũng có thể tạm thời bít kín các khe hở trong nhà bằng băng dính chuyên dụng trong nội thất, miếng cách nhiệt kết hợp từ chất liệu gỗ và thủy tinh trên sàn gác mái, hoặc trét bột mùn cưa trong khe nứt của cửa. Thảm lót sàn cũng là một cách cách nhiệt hiệu quả.

Bất cứ phương pháp cách nào bạn chọn, bạn luôn phải tính đến khả năng thông gió của ngôi nhà, nếu không việc cách nhiệt có thể gây phản tác dụng.

Cách 6: Sử dụng đúng lớp phủ tường

Bạn có biết rằng bạn có thể cách nhiệt bức tường của bạn chỉ với một lớp sơn đơn giản? Nó được gọi là lớp phủ cách nhiệt bằng gốm. Đây được xem là chất liệu mới nhất mang tính cách mạng trong việc cách nhiệt, và dễ dàng được tô lên tường như là một lớp  mực. Nó sẽ hoạt động như là một lớp cách nhiệt giúp làm giảm đáng kể độ ẩm cho tường và trần nhà của bạn.

Trường hợp 2: Ẩm thấp do sự mao dẫn

Bạn có biết rằng rơm rạ có khả năng hút nước rất hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian không? Đó được gọi là sự mao dẫn, một hiện tượng vật lý tự nhiên mô tả khả năng dẫn nước thông qua các ống nhỏ, hoặc các mao mạch, và đó chính là những gì xảy ra với các lớp tầng và nền tường của nhiều ngôi nhà có lớp cách nhiệt kém giữa sàn và đất. Nước chuyển từ đất đi lên vỉa hè và các bức tường, có thể đạt độ cao 1,5 m trong một số trường hợp, gây ra vết bẩn và hư hỏng cho các lớp phủ. Hãy tham khảo một số giải pháp khắc phục dưới đây!

Cách giải quyết: Tăng khả năng chống thấm

Vấn đề ẩm thấp chủ yếu ảnh hưởng đến tầng trệt trong những căn nhà có khả năng chống ẩm kém, đặc biệt là những căn nhà cũ không hề dễ giải quyết chút nào, nhưng không phải là không có giải pháp khắc phục. Những gì bạn có thể làm là tham khảo ý kiến của các chuyên gia xây dựng để cải tạo khả năng chống thấm cho sàn nhà của bạn.

Có một số lựa chọn chống thấm nước phổ biến, chẳng hạn như thay lớp lót sàn khác, lắp đặt các đường ống nhựa thoát nước. Nhưng chỉ các chuyên gia mới là người sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của mình.

Trường hợp 3: Hơi ẩm đến từ khả năng chống thấm hoặc hệ thống ống nước kém.

El antes y después de una vivienda en Sevilla, Dogares Dogares

Sự ẩm thấp có thể đến từ môi trường bên ngoài hoặc có nguồn gốc ngay chính trong lòng ngôi nhà của bạn. Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến nhất là sân thượng chống thấm nước kém, vết nứt trên tường, hư hỏng lớp sàn hoặc máng xối, và các ống thoát nước bị tắc hoặc hư hỏng. Còn bên trong nhà, hệ thống ống nước thường thủ phạm chính.

Giống như các kiểu ẩm mốc khác, độ ẩm xâm nhập có thể làm hư hại nghiêm trọng cấu trúc của tòa nhà và gây nguy hiểm cho môi trường sống bên trong. Sau đây là một số giải pháp.

Cách 1: Sửa chữa những vết nứt trên tường

Điều đầu tiên cần làm là sửa chữa những vết nứt bên ngoài lẫn bên trong tường nhà bạn, và nếu tường nhà bạn có lớp phủ, hãy kiểm tra nó thường xuyên, thay thế hoặc sửa chữa mọi thứ bị hư hỏng. Và còn vô số các biện pháp khác như làm lại chống thấm cho những bức tường già cỗi, bảo vệ lớp bê tông, bảo vệ sàn nhà hoặc tường, vv

Cách 2: Chống thấm toàn diện

Nếu độ ẩm tiếp tục xuất hiện, điều tốt nhất nên làm là thay thế tất cả các lớp phủ bên ngoài hoặc, nếu ngôi nhà bạn hiện chưa sử dụng giải pháp chống ẩm này. Bạn hãy tìm một loại phù hợp với điều kiện xây dựng và môi trường xung quanh nhà mình. Sơn chống thấm, lớp phủ chống thấm là một trong những vật liệu cho bạn nhiều lựa chọn phong phú nhất. Có rất nhiều loại trên thị trường và một lần nữa lời tư vấn chuyên nghiệp từ các chuyên gia là cách tốt nhất để đảm bảo bạn có được những thứ thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình

Cách 3: Quan tâm đến khu vực trên cùng của ngôi nhà

Kiểm tra thường xuyên tình trạng mái nhà hoặc sân thượng của bạn, tìm kiếm để sửa chữa tất cả các tấm gạch vỡ, dầm cong, các tấm gạch bị nứt hoặc bất cứ dấu hiệu ẩm thấp nào. Sửa chữa ngay kể cả những chi tiết hư hỏng nhỏ nhất ! Hãy nhớ rằng một lớp phủ bị hỏng không chỉ khiến nước thấm vào, mà còn khiến nhiệt thoáng ra.

Nếu diện tích thiệt hại lớn, bạn nên xem xét đến giải pháp lâu dài hơn như sửa chữa toàn bộ sân thượng hoặc thay thế mái. Nhưng vì những giải pháp này khá là tốn kém, bạn nên cố gắng kiên trì công cuộc chống thấm dần dần từng chút một.

Cách 4: Chống rò rỉ

Thật không may hệ thống ống nước thường hao mòn và hư hỏng theo thời gian.

Và khi một đường ống bị nứt, một ống xả bị tắc nghẽn hoặc một vòi nước bị chảy tràn lan ra ngoài thay vì theo một con đường cố định. Thông thường nước rò rỉ này sẽ xâm nhập và lan rộng vào các bức tường, trần nhà hoặc vỉa hè, phá hủy tất cả mọi thứ trên con đường của nó, đến mức ta có thể đặt câu hỏi hoài nghi về sự an toàn của ngôi nhà, không kể đến mùi hôi và hình thù loang lổ xấu xí trên khắp tường nhà

Đừng để ngôi nhà của bạn rơi vào tình huống tồi tệ như thế. Đúng là chúng ta thường chỉ nhận ra những mối nguy hại chỉ sau khi vết bẩn được nhìn thấy, nhưng ngay khi bạn nhìn thấy dấu vết thấm nước kiểu này trong nhà mình, đừng bỏ qua nó, hãy bắt tay vào sửa chữa nó ngay.

Bạn có thể tham khảo thêm hàng loạt ý tưởng cải tạo nhà từ homify như Cải tạo nhà trệt xuống cấp ở SeoulLàm sao để cải tạo ngay căn hộ chung cư cũ vừa đẹp vừa tiết kiệmHọc tập ngay cách cải tạo ban công siêu đẹp siêu tiết kiệm hay Học hỏi ngay quá trình cải tạo ngoạn mục cho ngôi nhà đổ nát này để có cho mình những ý tưởng cải tạo nhà hiệu quả nhé!

(Theo BARBARA IVUSIC)

Butuh bantuan dengan projek Anda?
Hubungi kami!

Sorotan dari majalah