Nhà bạn cứ mãi bừa bộn đồ đạc dù dọn mỏi tay vì 5 lý do bất ngờ này

Phương Đàm Phương Đàm
HOME OFFICE BERLIN, THE INNER HOUSE THE INNER HOUSE Ruang Studi/Kantor Modern
Loading admin actions …

Ngôi nhà, cũng như con người, qua thời gian luôn trở nên nặng nề và già cỗi với đủ mọi hỏng hóc và trì trệ trong cả kết cấu kiến trúc và không gian. Công trình dù được bài trí theo phong cách kiến trúc châu Âu hiện đại và thời thượng nhất sau vài năm cũng đã khác với ngôi nhà tương tự kế bên vừa hoàn thiện. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ con người với thói quen tích trữ đồ đạc của mình, đặc biệt là phụ nữ – đối tượng thường xuyên gánh vác vai trò chăm sóc mái ấm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao đồ đạc cứ mãi bừa bộn và ngày càng nhiều lên dù bạn đã cố gắng dọn dẹp mỗi tháng, mỗi tuần hay thậm chí là mỗi ngày? Vì sao ngay trên bàn làm việc cũng ngập ngụa những thứ không tên? Sổ tay ý tưởng này sẽ mách bạn 5 lý do cho câu hỏi đó và cách khắc phục hoàn toàn từ lối sống tối giản của người Nhật.

1. Nhu cầu thể hiện và khẳng định giá trị bản thân

Con người là sinh vật sống theo quần thể và những kiến trúc nhà ở đầu tiên cũng được quây quần theo mô hình làng xóm. Bởi vậy, nhu cầu kết nối và gửi thông điệp tới các cá thể khác về bản thân nhằm khẳng định vị trí là tất yếu và bản năng. Tính tình dịu dàng, hoài cổ hay phóng khoáng, hiện đại có thể khó nhận biết nếu chỉ thông qua trò chuyện nhưng sẽ dễ dàng nắm bắt thông qua nhà ở, đồ dùng, phòng ốc và phụ kiện.

Đặc biệt, với văn hóa thôn xóm như Việt Nam, nhu cầu này càng trở nên quan trọng. Bạn có thể không nhận ra nhưng hầu hết chúng ta đều có thói quen lựa chọn một thứ gì đó đẹp đẽ để trang trí nhà cửa không phải vì sự tiện dụng hay bản thân yêu thích mà vì khẳng định giá trị bản thân. Những món đồ như bộ sưu tập ly tách đắt tiền, tủ rượu vang đồ sộ trong phòng khách… , nếu không được sử dụng thường xuyên, sẽ sớm phủ bụi, chiếm cứ khoảng không quý giá cho con người.

Đã đến lúc bạn nên nhằm mắt lại, hít thở thật sâu và đặt ra câu hỏi về những gì mình thật sự cần trong cuộc sống. Với nhu cầu giải trí và hiểu biết hiện nay, chiếc tủ sách 5 tầng cỡ lớn có là một sự lãng phí tiền và diện tích hay bộ sofa bọc da xa xỉ ngoài phòng khách đã bao giờ được sử dụng hết công năng của nó hay chưa.

2. Mua những món đồ chỉ để chiều chuộng bản thân

Ngoài nhu cầu phục vụ ánh mắt của người khác, nhiều người coi việc mua sắm như một cách giảm stress và chiều chuộng bản thân. Với phụ nữ, họ có thể mua hàng chục bộ đồ trong cửa hàng thời trang, đồ trang trí hay dụng cụ nấu nướng để xếp xó hoặc đứng trước gương và tự nhủ: Mình chẳng còn gì để mặc cả. Điều này bắt nguồn từ mục đích mua đồ sai lầm và không thực tế.

Những món đồ như vậy chiếm hầu hết không gian trong giá sách, tủ đồ, phòng khách và khiến mọi thứ trở nên bừa bộn theo một cách không-thể-dọn-dẹp bởi bạn cứ mua thêm mãi và không có điểm dừng. Đã bao giờ bạn nhẩm tính chi phí cho những món đồ mua trong lúc ngẫu hứng và chưa bao giờ dùng đến?

Một góc nhà gọn gàng, nói không với stress và mệt mỏi, thoát khỏi áp lực của đồ đạc đã là cách hiệu quả để giữ tâm trạng thoải mái. Lần căng thẳng tới đây, thay vì lang thang trong trung tâm thương mại hay cửa hàng thời trang, bạn hãy dành thời gian tới công viên, đi cắm trại hoặc gặp gỡ bạn bè tại quán cafe quen thuộc.

3. Tích trữ đồ đạc cho tương lai quá nhiều

Mỗi ngày, trên đường phố, mặt báo và TV lại tràn lan các mẩu quảng cáo giảm giá 20%, 50%, mua 1 tặng 1… khiến chúng ta khó có thể rời mắt và bắt đầu mua sắm những món đồ như một bà nội trợ thông thái đang tích trữ đồ dùng cho tương lai. 

Bạn có thể tự nhủ rằng: Đằng nào mình cũng sẽ cần giấy vệ sinh nên tranh thủ lúc khuyến mại nên mua thêm thật nhiều để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, những món đồ chưa dùng đến đó không hoàn toàn hời như bạn nghĩ. Việc bạn mang chúng về nhà đồng nghĩa với sự mất mát của khoảng diện tích nhất định trong nhà, công sức dọn dẹp và bảo quản. Vì vậy, việc tích trữ quá nhiều đồ đạc cho tương lai chẳng khác nào bạn đang cầm một chiếc ô và chạy lòng vòng chờ trời mưa vậy!

Hiện tượng này thường xảy ra với các loại đồ ăn đóng hộp, nhu yếu phẩm như xà phòng, bột giặt hoặc chăn gối. Trong cuốn sách Sống tối giản như người Nhật, tác giả Fumio đã viết: Hãy coi cửa hàng tiện lợi trên phố như nhà kho và các quàn cafe ở đó như phòng khách của bạn và ngừng việc tích trữ đi thôi!

4. Lưu giữ quá nhiều đồ vật kỷ niệm trong quá khứ

Chắc hẳn ai cũng có một kho tàng những món đồ lưu niệm nho nhỏ từ thời học sinh, chồng album ảnh hoặc thiếp chúc mừng kỷ niệm được cất giữ cẩn thận. Chúng chẳng có chức năng gì khác ngoài việc thi thoảng, khi bạn dọn nhà, sẽ bất thần nhảy ra cản đường. Và vứt chúng đi ư?

Có lẽ bạn sẽ tự nhủ rằng thật là vô ơn hay mất mát giá trị tinh thần nếu vứt món quà ai đó đã trân trọng tặng mình. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, bạn sẽ chẳng bao giờ liếc mắt đến chúng lần nữa và chính bản thân bạn cũng chẳng nhớ hết những món quà mình đã tặng người khác. 

Một loại đồ kỷ niệm khác khó giải quyết hơn là kỷ vật của những người đã khuất. Điều này phù hợp với bản năng gắn bó và tình cảm của con người nhưng người thân của bạn chắc hẳn sẽ hạnh phúc hơn nếu biết bạn đã có thể vững vàng sống tiếp với hiện tại và cất giữ mọi kỷ niệm trong tim thay vì một tủ đồ đầy bụi đè nặng lên cả sàn nhà và tâm trí người sống. Một cách thú vị để giữ gìn các đồ kỷ niệm là chụp ảnh lại chúng và lưu vào máy tính.

5. Sự trì trệ của thói quen và bản năng lười biếng

Như ở trên đã nói, bạn có thể tổng vệ sinh nhà cửa vào mỗi tháng, mỗi tuần hoặc mỗi ngày nhưng đồ đạc vẫn cứ nhiều mãi lên và tình hình chẳng mấy thay đổi khiến động lực dọn nhà đôi khi biến mất. Đó là thói quen và bản năng trì hoãn của tất cả mọi người, ngay cả những người chăm chỉ nhất.

Khi bạn quyết tâm dọn dẹp và vứt bỏ danh sách 4 loại đồ không cần thiết ở trên, công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết và vì thế, bạn có thể thực hiện nhanh chóng hơn nhiều lần. Sự lười biếng không còn ở đó, việc nhà cũng thú vị và dễ giải quyết, vô cùng phù hợp với cả những bà mẹ bận rộn hay hội độc thân đang lo lắng cho sự nghiệp.

Butuh bantuan dengan projek Anda?
Hubungi kami!

Sorotan dari majalah